[Review] Sữa Rửa Mặt có độ pH Cao có Ảnh Hưởng Xấu Tới Da Không?

TẠI SAO CÁC SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT HÀN, NHẬT THƯỜNG CÓ ĐỘ PH CAO?
Có một sự thật rằng rất nhiều bạn khi nhắc đến các sửa rửa mặt Hàn, Nhật thì đều lắc đầu bởi vì độ pH cao? Vì sao các bạn lại sợ điều này? 

Có lẽ bắt nguồn từ việc có rất nhiều beauty blogger viết bài phân tích tác hại của việc apply SRM có độ pH cao (trên 7) lên da. Từ đó, một làn sóng “lo âu” lại bắt đầu nổi lên để rồi mỗi lần cân nhắc mua SRM, các bạn lại bắt đầu lật tung google để xem những em mình đang cân nhắc có độ pH bao nhiêu thay vì nghĩ đến loại da, skincare routine của bản thân hay thậm chí thành phần của SRM đó. 

TẠI SAO CÁC SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT HÀN, NHẬT THƯỜNG CÓ ĐỘ PH CAO?, sữa rửa mặt tạo bọt, pH sữa rửa mặt, cách tạo bọt rửa mặt, rửa mặt tạo bọt


Tuy nhiên, liệu có bao giờ các bạn tự đặt câu hỏi: Tại sao lý thuyết là như vậy nhưng các nhà sản xuất mỹ phẩm ở Hàn và Nhật vẫn có những loại SRM có độ pH cao, thậm chí lên đến 9 (mà nếu không muốn nói là hầu hết các SRM Nhật đều có độ pH cao ngất ngưỡng). Họ đâu có thiếu kiến thức đâu đúng không nào? Vậy thì để trả lời cho câu hỏi này, Suny đã tích cực “ngâm cứu” (ngâm chứ không phải nghiên nha) và đã tìm ra được câu trả lời thuyết phục cho bản thân mình!

Câu trả lời đó chính là DẦU TẨY TRANG đó các gái ạ. Như các bạn đã biết (hoặc chưa biết thì bây giờ sẽ biết), ở Hàn và Nhật, các cô gái tôn sùng phương pháp Double cleansing. Nghĩa là các nàng í sẽ tẩy trang bằng dầu tẩy trang trước, sau đó sẽ dùng sửa rửa mặt. 
- Dầu tẩy trang là gì? Trong các sản phẩm trang điểm, kem chống nắng có một lượng dầu nhất định mà khi chúng ta rửa mặt bằng tay hay SRM không thể sạch được. Với nguyên tắc chỉ có dầu mới tan trong dầu (oil like oil), dầu tẩy trang ra đời. Tuy nhiên trong dầu tẩy trang còn có thành phần chất tẩy nên khi sử dụng nó bạn phải “nhũ hóa” cẩn thận. “Nhũ hóa” là bước chuyển hóa dạng dầu thành dạng sữa để dễ dàng rửa sạch. Vì như các bạn đã biết, dầu không tan trong nước, do đó trong dầu tẩy trang luôn có thêm chất tẩy để giúp chuyển hóa dầu sang dạng dễ dàng rửa sạch được với nước. Có rất nhiều bạn nữ vì không làm kĩ bước nhũ hóa này khiến lượng dầu còn sót lại sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây ra mụn.

TẠI SAO CÁC SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT HÀN, NHẬT THƯỜNG CÓ ĐỘ PH CAO?, sữa rửa mặt tạo bọt, pH sữa rửa mặt, cách tạo bọt rửa mặt, rửa mặt tạo bọt

- Sau bước dầu tẩy trang sẽ là bước SRM. Có rất nhiều bạn cho rằng do dầu tẩy trang đã có bước nhũ hóa nên không cần dùng SRM. Điều này là sai hoàn toàn nhé, dù bạn tẩy trang bằng bất kì dạng nào (dầu, nước, sáp) thì rửa mặt bằng SRM sau đó vẫn luôn cần thiết. Ở Nhật, Hàn, người ta thường dùng sửa rửa mặt dạng bọt để làm sạch lớp dầu tẩy trang trước đó một lần nữa. Do đó, SRM có độ pH cao là để phục vụ cho việc rửa sạch dầu tẩy trang. Và bởi vì tẩy trang luôn là 1 phần không thể thiếu đối với họ nên SRM có độ pH cao phổ biến ở các quốc gia này. 

TẠI SAO CÁC SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT HÀN, NHẬT THƯỜNG CÓ ĐỘ PH CAO?, sữa rửa mặt tạo bọt, pH sữa rửa mặt, cách tạo bọt rửa mặt, rửa mặt tạo bọt

SRM có độ pH cao nghĩa là nó chứa nồng độ chất rửa (detegent) nhiều, đồng thời sẽ tạo được lớp bọt rất dầy (vì ở Nhật, quan điểm của họ là giảm tối thiểu sự can thiệp cơ học lên da, thay vì đó họ ưu tiên sự nhẹ nhàng). “Với lượng bọt dầy và mịn như vậy, các chất rửa detegent sẽ đảm bảo ngậm đủ nước (hydrat hóa) và khi đưa lên da mặt, chúng có thể phát huy tác dụng tẩy rửa theo nguyên lý: hút-kéo. Các ion hydrat mang cực dương trong bọt sẽ hút các chất bẩn, dầu tẩy trang đã bị phân hóa…là các ion mang cực âm trên bề mặt và kẹt ở lỗ chân lông”. Bởi vậy quá trình tạo bọt rất được chú trọng đối với SRM loại này. Với quá trình làm sạch 2 bước này, khi đã them một lớp dầu trên mặt thì việc sử dụng một sản phẩm có nhiều detegent hơn để làm sạch là hợp lý. Do đó, các bạn hãy yên tâm là SRM có pH cao không làm ảnh hưởng đến lớp màng giữ ẩm của da đâu nếu bạn tạo bọt kĩ (trừ trường hợp các bạn chỉ sử dụng mỗi SRM).

TẠI SAO CÁC SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT HÀN, NHẬT THƯỜNG CÓ ĐỘ PH CAO?, sữa rửa mặt tạo bọt, pH sữa rửa mặt, cách tạo bọt rửa mặt, rửa mặt tạo bọt

Đó cũng chính là lý do mà có rất nhiều bạn than vãn về việc dùng dầu tẩy trang bị mụn. Có thể do các bạn nhũ hóa chưa sạch, hoặc cũng có thể bạn đang dùng 1 loại SRM không đủ detegent để sạch hẳn lớp dầu (mà điển hình là em Cerave đang hot hiện nay). Còn nếu cả 2 nguyên nhân trên vẫn không phải thì chia buồn với các bạn, có lẽ da bạn không hợp với một thành phần dầu nào đó trong dầu tẩy trang (có 1 số bạn không hợp vs dầu Oliu thì không nên dùng dầu tẩy trang DHC chẳng hạn) hoặc không hợp hẳn. Tìm loại dầu tẩy trang khác hoặc chuyển sang dạng nước có lẽ hợp với bạn hơn chăng? 

Ngoài ra, cũng có rất nhiều bạn sử dụng dầu tẩy trang nhưng khi sử dụng các SRM có pH cao đều than vãn rằng nó làm da bạn căng, khô. No no, vấn đề không phải nằm ở SRM mà nằm ở cách các bạn tạo bọt í, liệu các bạn đã tạo bọt đủ như hình chưa (thường thì Suny tạo bọt tầm 2’ sẽ ra được như hình)? Nếu chưa, các nàng hãy thử lại và nói cho Suny biết cảm nhận nhé! Về mặt hoá học, khi SRM được tạo bọt kĩ thì nó cũng sẽ được trung hoà với nước (nước máy có độ pH lưỡng tính = 7) nên độ pH của nó cũng sẽ tiến gần về mức 7. Vậy nên đừng lo lắng nữa nhé các cô gái.

TẠI SAO CÁC SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT HÀN, NHẬT THƯỜNG CÓ ĐỘ PH CAO?, sữa rửa mặt tạo bọt, pH sữa rửa mặt, cách tạo bọt rửa mặt, rửa mặt tạo bọt

Còn gì nữa không nhỉ, có rất nhiều điều muốn nói nhưng đến lúc viết ra lại không nhớ nổi í. Tạm thời dừng ở đây, ai chưa rõ chỗ nào hoặc có gì hỏi thì cứ cmt bên dưới nhé
P/S: Đây là những kiến thức mình tìm hiểu và tổng hợp được, có gì sai sót các bạn cứ cmt để t học hỏi thêm nhé.
From Suny Suny with love

0 nhận xét: